Chi tiết sản phẩm
Chóe thờ men lam đắp nổi. Trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt sự phong phú về lễ tiết với những vật cúng tế, lế nghĩa được truyền qua nhiều thế hệ. Không thể không nhắc tới: Muối, gạo và nước. Đây là 3 thứ không thể thiếu rất cần cho cuộc sống ấm no đầy đủ sung túc của con người.
Chóe thờ men lam bát tràng đồ thờ cúng linh thiêng.
Nền văn hóa Việt gắn liền với văn minh lúa nước, văn hóa thờ cúng của nước ta cũng vậy. Lễ cúng ông bà tổ tiên luôn phải có những sản phẩm có liên hệ mật thiết với cây lúa, theo văn hóa tâm linh thì ba lễ vật luôn thường trực phải có trên bàn thờ là gạo, muối, nước.
– Gạo tượng trưng cho sự ấm no, no đủ và khi dâng lên tổ tiên, hay thần thánh thì mang ý nghĩa lòng biết ơn, sự kính trọng và cầu xin một cuộc sống tốt đẹp, no đủ hơn
– Nước tượng trưng cho sự khởi nguồn, nó bắt đầu sự sống, dâng nước lên ban thờ là cầu xin sự may mắn, thuận buồm, xuôi gió trong cuộc sống, công việc…
– “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” Muối tượng trưng cho sự may mắn, điều lành, muối trong đồ thờ cúng còn mang ý nghĩa xua đuổi hung khí, tà khí mang lại cát khí cho gia đình.
Chóe thờ men lam bát tràng là món thờ trong bộ đồ thờ cúng Bát Tràng được các nghệ nhân chế tác theo nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với từng ban thờ. Sản phẩm được nung từ 1200-1300 độ C nên có độ bền rất cao. Họa tiết hoa văn làm thủ công bằng tay của nghệ nhân Bát Tràng, bên ngoài được tráng 1 lớp men rạn cổ đặc trưng riêng của Bát Tràng mang đậm Nét Văn Hóa Tâm Linh Việt.